Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Làm cả tháng nhận 245 nghìn đồng: 'Trừ lương là trái luật'

- Luật sư cho rằng, chủ nhà hàng không thể trừ lương, phạt tiền nếu nhân viên đi muộn…chỉ có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác như không giao kết hợp đồng lao động với nhân viên. Đặc biệt, hình thức cắt lương, phạt tiền còn vi phạm điều cấm của Bộ luật Lao động.

Liên quan đến vụ bức xúc với cách tính lương của chủ cửa hàng, trao đổi với Vietnamnet, LS Giang Hồng Thanh (Văn phòng LS Giang Thanh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hình thức cắt lương, phạt tiền vi phạm điều cấm của Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên nếu người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường".

...

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

LS Thanh cũng cho biết thêm: “Luật lao động quy định có những hình thức xử lý kỷ luật lao động sau: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải. Không có hình thức cắt lương, phạt tiền”.

Nhiều khi người sử dụng lao động và người lao động bị nhầm lẫn giữa hình thức bồi thường và hình thức xử lý kỷ luật lao động. Có khi người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, bị buộc phải bồi thường nhưng các bên lại coi khoản bồi thường đó là tiền phạt.

Cũng theo lời LS Thanh: “Trong trường hợp xảy ra ở quán mì nói trên, nếu nam nhân viên đi muộn, chấm công không đúng giờ... tức là là vi phạm nội quy, quy định của quán thì chủ quán có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác. Ví dụ như chủ quán có thể không giao kết hợp đồng lao động với nam nhân viên chứ không được trừ lương, phạt tiền”.

nam thanh niên làm thêm, luật lao động, nam thanh niên tố chủ quán, đi làm thêm bị trừ lương, hợp đồng lao động
Câu chuyện nam thanh niên tố chủ quán trừ tiền lương vô lý trên mạng xã hội

Bên cạnh đó, LS Giang Hồng Thanh cũng cho rằng: “Nhân viên trong vụ việc trên cũng cần phải nhìn nhận thẳng thắn rằng bản thân có lỗi gì khiến chủ quán áp dụng các biện pháp xử lý như vậy”.

Trên thực tế, không ít người lao động tỏ thái độ làm việc qua loa, không có trách nhiệm với công việc. Thậm chí có nhiều người còn cố ý phá hoại sự ổn định của môi trường làm việc.

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho người sử dụng trước mắt mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về sau. Chẳng hạn như họ tác động xấu đến tư tưởng làm việc của những người khác, gây thiệt hại đến uy tín của người sử dụng lao động, khiến khách hàng và đối tác “tẩy chay”...".

nam thanh niên làm thêm, luật lao động, nam thanh niên tố chủ quán, đi làm thêm bị trừ lương, hợp đồng lao động
Luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng việc trừ lương, phạt tiền là trái luật

Ông nhấn mạnh thêm: "Nếu người lao động có bị xử lý bằng hình thức nào đi chăng nữa thì thiệt hại đó cũng nhỏ hơn rất nhiều so với mất mát mà người sử dụng lao động phải gánh chịu.

“Nếu muốn hợp tác lâu dài thì điều kiện tiên quyết là cả hai bên, người sử dụng lao động lẫn người lao động, cần phải có thái độ tôn trọng nhau. Đó chính là nền tảng của sự bền vững trong hợp tác”.

...

Như VietNamNet đã đưa tin, vì bức xúc với cách tính lương của nhà hàng, một chàng trai trẻ ở Hà Nội đã đăng tải hình ảnh tờ biên lai tiền lương lên Facebook.

Theo đó, nam thanh niên này phải thử việc trong thời gian 2 tháng, với mức lương quy định là 3 triệu đồng cho tháng thứ nhất và tăng 100 nghìn đồng cho những tháng tiếp theo. Thế nhưng, số tiền lương anh ta nhận được trong tháng thử việc đầu tiên chỉ là 1,8 triệu (hưởng mức 60% mà theo chủ quán là do ý thức kém, nhắc nhở nhiều lần nhưng không tự chấn chỉnh.

Khoản lương này tiếp tục bị trừ đi 490 nghìn đồng tiền đồng phục, mua tài liệu... Ngoài ra, số lương ít ỏi còn lại tiếp tục bị phạt thêm gần 400 nghìn đồng do làm thiếu giờ, đi muộn, ra ngoài không xin phép.

Đến tháng thứ 2, số tiền tiếp tục bị trừ thảm hại hơn. Mặc dù đi làm 27 buổi nhưng mức lương mà chàng trai nhận về chỉ là 1,2 triệu do tính mức 40% lương chính thức (thấp hơn tháng đầu tiên).

Khoản lương này tiếp tục bị trừ bởi chi chít lỗi như đi muộn, chấm công không đúng giờ, làm đổ đĩa và mì. Cuối cùng, chàng trai nhận về chỉ còn 245 nghìn đồng.

Minh Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét